Theo báo cáo đề nghị xây dựng nghị định sửa đổi về phát triển và quản lý chợ, Bộ Công Thương nhận định các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại... đang tăng trưởng nhanh, tập trung chủ yếu ở các đô thị và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Khoảng 25% hàng hoá trên thị trường đang được lưu thông qua kênh này.
Tốc độ tăng trưởng của chợ truyền thống vì thế chững lại, nhưng vẫn đủ sức duy trì cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại với lượng hàng hoá qua chợ 35-40%. Tại khu vực nông thôn, nông thôn khi thị phần hàng hoá lưu thông qua đây chiếm đến 50-70%.
Lĩnh vực kinh doanh chợ ngày càng suy giảm, hiệu quả thấp nên cách tính này đẩy giá thuê quầy tăng cao, không đảm bảo được hoạt động của chợ.
Cuối năm ngoái, cả nước có trên 8.500 chợ. Tuy nhiên, số lượng chợ đầu mối, chợ tổng hợp quy mô lớn có chức năng bán buôn, thu gom và phát luồng hàng hoá chiếm tỷ lệ khiêm tốn, chưa đầy 4%.
Bộ Công Thương đánh giá cơ sở hạ tầng của các chợ yếu kém và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Các chợ đang hoạt động theo hình thức ban, tổ quản lý đều được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Khi chuyển sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chợ thì phải thuê đất trả tiền hàng năm, tính khấu hao. Lĩnh vực kinh doanh chợ ngày càng suy giảm, hiệu quả thấp nên cách tính này đẩy giá thuê quầy tăng cao, không đảm bảo được hoạt động của chợ.
Vốn xây dựng, cải tạo chợ chủ yếu từ nguồn xã hội hoá, huy động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thu nhập và sức mua tại nông thôn, miền núi, biên giới... không cao nên phương án thu hút đầu tư này chưa mang lại kết quả như mong muốn. Trong khi tại thành thị, các chợ có khả năng thu hút nguồn vốn từ xã hội hoá thì gặp những hạn chế về chính sách khuyến khích, thu hút nhà đầu tư hoặc không nhận được sự đồng thuận của tiểu thương, khiếu kiện kéo dài.
Chợ truyền thống đuối sức vì sức ép từ các mô hình bán lẻ hiện đại.
Theo các chuyên gia kinh tế, từ khi hoạt động thương mại điện tử xuất hiện, hệ thống chợ truyền thống mất dần “ngôi vương” trong phân phối hàng hóa. Cá biệt, có chợ truyền thống bị “đuối sức” trong cạnh tranh với siêu thị, cửa hàng tiện ích và thương mại điện tử nên chủ động đóng sạp. Còn lại, đại đa số chợ truyền thống đang tự nâng cấp, làm mới mình cho hợp với xu hướng tiêu dùng mới như: tự cách chỉnh trang lại chợ, làm mới nhà lồng, quầy sạp, đa dạng hàng hóa sản phẩm…. Ngoài ra, tiểu thương chợ truyền thống không ngừng giữ vững và nâng chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn, tin dùng hàng hóa của mình.
Ngoài phương án làm mới về hình thức cùng chất lượng, tiểu thương vừa kết hợp bán hàng truyền thống và hiện đại. Hình thức bán hàng mới được các tiểu thương lựa chọn là bán hàng qua facebook, zalo, viber,…
Ngoài ra, để giữ nguồn khách hàng ổn định, nhiều tiểu thương tại chợ truyền thống hiện đã làm quen dần với việc ký kết hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất để có nguồn hàng chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm mình bán và có trách nhiệm với người mua.