Thứ 6, 19/04/2024, 13:21 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Trên 38% mẫu thịt nhiễm vi sinh vượt mức cho phép

Trên 38% mẫu thịt nhiễm vi sinh vượt mức cho phép
(Tieudung.vn) - Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vượt mức giới hạn cho phép là 608/1.564 mẫu vi phạm, chiếm 38,87%.

Từ đầu năm tới nay, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tập trung giám sát ATTP các sản phẩm rủi ro cao tiêu thụ trong cả nước. Năm 2017 tiếp tục được ngành chọn là năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng, VSATTP. Công tác quản lý chất lượng, VSATTP luôn được ngành coi trọng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên Bộ NN&PTNT và các địa phương đã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhập khẩu.

Mô tả ảnh
Kiểm tra thịt lợn tại chợ Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Bộ NN&PTNT đã rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quy định liên quan đến chất lượng và ATTP nông lâm thủy sản như xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP. Đồng thời ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu, 3 Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ, dầu cá, mỡ cá và về sản phẩm cá tra fillet đông lạnh...

giám sát trên diện rộng do các cơ quan T.Ư và các địa phương thực hiện 5 tháng đầu năm 2017 cho thấy, không phát hiện mẫu vi phạm trong 1.790 mẫu nước tiểu, 66 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ, 23 mẫu thịt sản phẩm. Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vượt mức giới hạn cho phép là 608/1564 mẫu vi phạm, chiếm 38,87%. Tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 4/654 mẫu (chiếm 0,6%), giảm so với năm 2016 (1,9%). Các kết quả giám sát cho thấy đã kiểm soát được sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi và tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt đã giảm.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất, liên ngành. Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy, tỷ lệ cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97% (năm 2016 là 91%). Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã tăng lên 94,5%, tăng 4,6% so với năm 2016.

Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn và chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho thế giới”, đến nay, toàn quốc đã có 62/63 tỉnh, TP xây dựng thành công 559 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn. Trong đó 229 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Đối với thị trường quốc tế, Bộ chỉ đạo tiếp tục tập trung giải quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tháo gỡ vướng mắc cho DN xuất khẩu. Đồng thời đàm phán, thỏa thuận với các nước nhập khẩu công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.32635 sec| 794.07 kb