Tại sao không nên nấu ăn bằng nồi nhôm?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm này hòa tan vào thức ăn đi vào cơ thể con người, sẽ tích tụ tại gan, tỳ, thận và tổ chức não.
Nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn. Nồi nhôm đựng các thức ăn có chất axid, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứng
hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể, là nguyên nhân gây ra bệnh ngớ ngẩn. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính… trong đồ đựng nhôm qua đêm.
Ngoài ra, cũng không nên đánh trứng trong bát nhôm, kẻo lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu xám.
Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phốtpho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phốtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi albumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe,làm cho người chóng già, sinh ra đứa trẻ kém thông minh, người cao tuổi bị lẫn.
Các nhà khoa học đã tiến hành giải phẫu đối với hai cháu chín tuổi và năm tuổi đã chết sớm vì bệnh già cỗi, phát hiện hàm lượng nguyên tố nhôm trong đại não cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Do vậy, nếu dùng nồi niêu bằng nhôm nấu thức ăn lâu dài thì nguyên tố nhôm ăn vào quá nhiều, chắc chắn đối với cơ thể người rất có hại. Do dó, không nên sử dụng nồi nhôm nấu nướng.
Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính...
Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn.
Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.
Một số lưu ý khi sử dụng nồi nhôm để nấu ăn
Nếu hiện nay gia đình bạn vẫn đang sử dụng nồi nhôm để nấu ăn thì nên cần lưu ý những điều sau:
Mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trên nồi có ánh sáng phản quang tốt, lòng nồi được phủ lớp oxit nhôm đồng nhất.
Trong khi đun nấu không nên sử dụng lửa to gây cháy xém nồi, lớp bảo vệ bị bong tróc.
Không sử dụng để chứa những thức ăn có tính axit cao, chất muối như: dưa muối, cà muối,...để tránh tạo nên phản ứng hóa học có hại.
Không ngâm rửa nồi khi còn nóng và cọ nồi bằng vật kim loại gây trầy xước bề mặt nhôm.