Cụ thể, Vina CHG đã phối hợp với các Cục Quản lý thị trường, tổ chức các buổi tập huấn tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... cho cán bộ QLTT, giúp nâng cao nghiệp vụ đối với công tác phát hiện, xử lý các vi phạm đối với các hành vi kinh doanh, mua bán hàng giả các sản phẩm bugi xe máy nhãn hiệu NGK.
Ông Trần Thanh Kha, đại diện NGK Việt Nam chia sẻ về các đặc điểm nhận diện, phân biệt hàng thật, hàng giả bugi xe máy nhãn hiệu NGK cho lực lượng QLTT Đà Nẵng
Tại các buổi tập huấn, đại diện NGK Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Kha đã trình bày chi tiết các đặc điểm nhận biết hàng thật, hàng giả các sản phẩm bugi xe máy nhãn hiệu NGK, đồng thời chia sẻ kết quả về công tác chống hàng giả, hàng t nhãn hiệu NGK ở các địa phương từ 2018 đến 2020.
Theo ông Kha, với sự hỗ trợ của Vina CHG và lực lượng quản lý thị trường các địa phương, NGK Việt Nam đã giảm được hàng giả, hàng nhái trên thị trường từ 20% năm 2018 xuống còn 10% trong 2020.
Một buổi toạ đàm, tập huấn nhận diện hàng thật, hàng giả do Cục Quản lý trường Hà Nội và Vina CHG phối hợp tổ chức
"Chúng tôi kiên quyết chống lại nạn hàng giả, hàng nhái sản phẩm bugi xe máy nhãn hiệu NGK trên thị trường Việt Nam. Không chỉ vì bài toán lợi nhuận và uy tín thương hiệu, mà còn bảo vệ sự an toàn của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Việc dùng bugi xe máy giả, kém chất lượng là vô cùng nguy hiểm khi đang tham gia giao thông trên đường", ông Trần Thanh Kha chia sẻ.
Cần có sự phối hợp, chủ động trong chống hàng giả, hàng nhái
Phát biểu tại một buổi hội thảo mới đây, ông Nguyễn Viết Hồng, TGĐ Vina CHG cho biết hàng giả hàng nhái với sự phát triển của công nghệ thông tin đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Theo ông Hồng, hàng giả, hàng nhái hiện nay được kinh doanh trên môi trường mạng, có yếu tố xuyên biên giới, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức mới để phân phối hàng nhái, hàng giả, tiếp cận với người tiêu dùng.
Chia sẻ tại một diễn đàn chống hàng giả, hàng nhái tổ chức ngày 27/11 vừa qua, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết hàng giả, hàng nhái vẫn khó kiểm soát, ngăn chặn khi mua bán trên môi trường mạng, thông qua các sản giao dịch thương mại điện tử.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)
Bà Huyền cho biết, việc chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử đang tồn tại nhiều khó khăn, các phương thức bán hàng của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn. "Hàng hoá được phân nhỏ hơn, giá trị khi phát hiện thấp, khó xử lý. Ngoài ra, nhiều đối tượng không trữ hàng hoá mà chỉ bán thông qua online nên khó bị phát hiện. Đó là các vấn đề không dễ xử lý cho các cơ quan chức năng", bà Huyền chia sẻ.
Cũng theo bà Huyền, việc ngăn chặn, xử lý triệt để hàng giả, hàng nhái trên môi trường TMĐT hiện nay còn nhiều vướng mắc, bởi phương thức bán hàng ngày càng tinh vi, người bán thường hay phân nhỏ hàng hóa, chỉ có hàng online mà không có hàng vật lý… nên khó bị phát hiện.
Còn theo ông Hồ Tùng Bách, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác phát hiện, điều tra và xử lý các vi phạm. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ của người tiêu dùng trong việc phát hiện, đấu tranh với hành vi sản xuất, kinh doanh và tàng trữ hàng giả, hàng nhái.
Ông Nguyễn Viết Hồng, TGĐ Vina CHG chia sẻ về các giải pháp chống giả mới tại buổi Tập huấn Nhận diện, phân biệt và xử lý sản phẩm NGK thật giả ở Cần Thơ[/caption]
Chia sẻ về vấn đề giải pháp, ông Nguyễn Viết Hồng cho rằng để phòng chống hàng giả hàng nhái hiệu quả, không chỉ cần phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ doanh nghiệp còn cần phải nâng cao công nghệ, tiếp cận các phương thức chống hàng giả mới trong thời đại số.
Ông Hồng cũng cho rằng cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp truy xuất nguồn gốc, áp dụng công nghệ chống giả số như xác thực hàng chính hãng qua tin nhắn, tích hợp chống giả vào công cụ quản trị sản phẩm, quản trị nhân sự và quảng bá thương hiệu, đặc biệt trên môi trường internet.
"Thời đại số cần có phương thức chống giả phù hợp, hiện có nhiều công nghệ chống giả mới, doanh nghiệp cần cập nhật và áp dụng sao cho hiệu quả", ông Nguyễn Viết Hồng nhận định.
Ngày 24/11/2020, Tổng cục QLTT vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT về Cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời gian triển khai từ ngày 25/11/2020 đến ngày 25/2/2021.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh yêu cầu lực lượng QLTT các địa phương tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, xăng dầu… không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân;
Tập trung chống buôn lậu như thuốc lá; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; xăng dầu giả, kém chất lượng; động vật sống và các sản phẩm chế biến từ động vật không rõ nguồn gốc; nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc y học cổ truyền theo các chuyên đề.
Ngoài ra, lực lượng QLTT sẽ kiểm tả kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm, tập trung vào các chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các website bán hàng trực tuyến; Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu; các sản phẩm hàng hoá thuộc nhóm bình ổn thị trường...
Tổng cục QLTT khẳng định sẽ quản lý giám sát, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật liên quan.
Hà Nội chỉ đạo tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Ngày 25/11/2020, Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 04/BCĐ389/TP-CQTT về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2021.
Theo đó, Ban chỉ đạo 389/TP Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố và Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã thực hiện thực hiện nghiêm Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 9-6-2015, của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 35/KH-BCĐ 389/TP, ngày 18-2-2020, của Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thống kê về công tác phát hiện, xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại trong tháng 10/2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 527 vụ; xử lý 421 vụ; phạt hành chính gần 3 tỉ đồng; trị giá hàng tịch thu, hàng buộc tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 4 tỉ đồng.