Để riêng thực phẩm sống và chín
Bạn nên để riêng thực phẩm sống và chín. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên tắc để riêng thực phẩm sống và chín, đóng gói kỹ hoặc đựng trong hộp riêng từng loại thực phẩm và bảo quản trong tủ đựng thực phẩm, tủ lạnh, giúp ngăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, hạn chế sự lây lan vi khuẩn tối đa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, tả, kiết lị…
Rã đông thực phẩm
Đừng bao giờ quá nôn nóng chế biến ngay khi thực phẩm chưa được rã đông kĩ kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước khi nấu bạn nên dành thời gian để rã đông hoặc có thể dùng lò vi sống để hỗ trợ rã đông nhanh hơn. (Nhưng cũng có một số thực phẩm được phép chế biến ngay cả khi chưa được rã đông hết, thường thì nhà sản xuất sẽ có in trên bao bì).
Đừng đợi thức ăn nguội rồi mới đưa vào tủ lạnh
Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi hãy nhanh chóng đưa chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Hoặc bạn có thể làm nguội nhanh hơn bằng những cách như chia nhỏ thức ăn ra thành nhiều hộp khác nhau hay ngâm chúng vào đá.
Đối với thịt, cá, tôm
Thịt, cá, tôm. Sau khi mua về, rửa sạch, ta tiến hành tẩm ướp gia vị. Sau đó, cho vào hộp đựng thực phẩm dùng hoặc bọc ni-lông để bảo quản thực phẩm, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Trước khi chế biến, bạn chỉ cần lấy từng phần cho vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 4 - 5 tiếng, rồi bắt đầu chế biến. Làm như vậy, sẽ hạn chế được việc rã đông toàn bộ thực phẩm cần chế biến, đảm bảo được độ dinh dưỡng và thơm ngon của món ăn.
Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 - 4 độ C khi bảo quản thực phẩm
Nên đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 - 4 độ C khi bảo quản thực phẩm. Vì ở nhiệt độ này sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp cho thực phẩm của bạn được tươi tốt và bảo quản lâu hơn.