Thứ 4, 04/12/2024, 00:24 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mực giá 100.000 đồng/kg là mực gì?

Mực giá 100.000 đồng/kg là mực gì?
(Tieudung24g.net) - Thực hư loại mực được bán 100.000/kg dọc quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, Bình Định có phải làm bằng bột mỳ và bột nhựa cao su?

Mực siêu rẻ là mực xà

Những quán cơm, tiệm bán các đặc sản tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định) là nơi mưu sinh hàng chục phụ nữ bán hàng rong. Họ chào mời khách mua bánh tráng, mực... về quê làm quà. Tuy nhiên, gần đây, sau khi xuất hiện thông tin mực khô dởm, lượng khách hàng mua mực giảm hẳn. Khách nào mua thì cũng tỏ ra dè dặt và cẩn trọng hơn.

Lột mực xà để màu sắc bắt mắt, thu hút được khách hàng
Lột mực xà để màu sắc bắt mắt, thu hút được khách hàng

Chị Trần Thị Bảy (chủ quán ăn Bảy Văn, huyệnHoài Nhơn, Bình Định) cho biết: “Tại đây hàng mực rẻ tiền thì chúng tôi không có bán. Hiện tại, tiệm chúng tôi có loại mực nhỏ (chừng 3 ngón tay): 400.000 đồng/ kg, mực lớn hơn: 800.000 đồng/ kg, đảm bảo thơm ngon. Còn mực mà hàng rong bán là mực xà, giá rẻ hơn rất dễ nhận biết với dấu hiệu như con mực to, dày, nhưng mặn và cứng lắm”.

Chị Nguyễn Thị Sang (33 tuổi, bán hàng rong tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn) cho hay: “Ở đây, gánh hàng rong chúng tôi bán chủ yếu là mực xà, không ngon bằng các loại khác nhưng rẻ tiền, chứ không phải mực giả gì đâu. Có lúc khách vô đây mua nhưng nghi ngờ mực giả họ dùng lửa để đốt mực đến hư hộp diêm mà mực không cháy. Họ mới tin đây là mực thật nên họ mua liền”.

Chị Nguyễn Thị Sang lặng lẽ với gánh hàng rong bán mực khô để mưu sinh.
Chị Nguyễn Thị Sang lặng lẽ với gánh hàng rong bán mực khô để mưu sinh. 

Cũng theo chị Sang, các gánh hàng rong ở đây bán 2 loại mực khô: mực ống (khoảng 700.000 đồng/kg) và mực xà (hơn 100.000 đồng/ kg). Đây đều là mực được ngư dân Bình Định đánh bắt trên biển và những phụ nữ này mua về làm sạch, bán cho khách kiếm vài đồng lời để ăn học.“Chúng tôi bán hàng rong ở đây đều mua mực từ ngư dân Bình Định, họ đi biển đánh bắt về phơi trên ghe, thuyền. Mực xà thì rẻ hơn, chất lượng không ngon nhưng tiền nào của nấy, chứ nói bán mực giả thì tội cho người dân. Nhiều khách còn thích mua loại mực xà này hơn vì rẻ nên làm quà là hợp túi tiền. Nếu muốn mực ống thì tôi có bán nhưng loại này chỉ bỏ tủ lạnh chứ không dám mang ra ngoài. Vì mực ống 1 ký gần 1 triệu đồng, mang ra mời khách nhưng không ai mua rồi mực bị đen thì tiền đâu mà bù lỗ”- chị Sang .

Tội cho dân

Chị Sang : “Tôi bán mực hơn 10 năm nay rồi, mực xà ăn không được mềm, không ngọt bằng mực ống nhưng giá rẻ hơn đến gần 7 lần, tiền nào thì của nấy thôi. Mực xà nhìn không đẹp mắt vì lớp lụa ngoài đen thui, phải lột lớp lụa ra mới bán, ăn lại không ngon. Nhưng theo của tôi, nếu mua mực xà thì nên luộc lên rồi xé ra trọn gỏi chứ đừng nướng vì bản thân loại mực này ít có vị ngọt. Nhiều vị khách mua tôi cũng hướng dẫn như vậy, mỗi ngày tôi chỉ bán được khoảng 3,4 ký mực khô, đủ mức thu nhập của phụ nữ ở quê thôi chứ có nhiều đâu”.

Bà chủ quán Thụy Khanh (bán mặt hàng đặc sản tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn), khẳng định: “Ở đây, các gánh hàng rong thì họ mực xà, chất lượng không bằng mực ống nhưng giá rẻ nên khách mua nhiều chứ không phải mực giả đâu”.

Sau khi nghe thông tin mực khô dởm làm từ bột mỳ và bột nhựa cao su được những người bán hàng rong bán tại các quán cơm trên địa bàn huyện Hoài Nhơn (Bình Định), chính quyền và ngành chức năng tại địa phương này đã vào cuộc kiểm tra. Theo UBND huyện Hoài Nhơn, thời gian qua địa phương này chưa thấy xuất hiện tình trạng mực khô được làm từ cao su và bột mỳ. Qua kiểm tra các cơ sở kinh doanh, quán cơm và cánh hàng rong bán mực khô dọc quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đều là mực lá, mực xà. Trong đó, mực xà khô là loại mực ăn không ngon, khi nướng có mùi khai (giá bán 120.000 đồng- 150.000 đồng/kg).

Mực xà khô rất to được các phụ nữ bán rong bán với giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg.
Mực xà khô rất to được các phụ nữ bán rong bán với giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Chí Công- Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết: “ không đúng sự thật đã ảnh hưởng đến việc buôn bán của người dân địa phương. Hiện nay, huyện Hoài Nhơn có khoảng 300 chiếc tàu đánh bắt xa bờ chuyên hành nghề câu mực, sản lượng đánh bắt mỗi năm trên 1.500 tấn khô. Nghề câu mực đang vào mùa đánh bắt chính nên lượng mực về bờ khá cao, trong đó có không ít được đi qua các cơ sở chế biến mực khô rồi đưa ra bán lẻ”.

 

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.37559 sec| 822.852 kb