Thứ 6, 22/11/2024, 06:38 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn trọng khi mua quần áo “xuất khẩu”

Cẩn trọng khi mua quần áo “xuất khẩu”
tieudung24g.net - “Nếu muốn bán hàng xuất khẩu ở thị trường trong nước, người kinh doanh phải nhập lại từ các thị trường nước ngoài với mức thuế, chi phí và giá cả khá cao. Do đó, hàng thời trang xuất khẩu thường có số lượng không nhiều và được bán với giá khá đắt”.

“Nếu muốn bán hàng xuất khẩu ở trong nước, người kinh doanh phải nhập lại từ các thị trường nước ngoài với mức thuế, chi phí và giá cả khá cao. Do đó, hàng xuất khẩu thường có số lượng không nhiều và được bán với giá khá đắt”.
 

Tôi đi mua quần áo xuất khẩu

Ngày 27/1, có mặt ở trung tâm mua sắm SaiGon Square (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3) giữa trưa nhưng đông nghẹt du khách tham quan, mua sắm. Đang phân vân giữa chồng áo thun với các thương hiệu nổi tiếng như Lacoste, Tommy, Nike, Polo… có giá chỉ 90.000đ – 100.000đ/cái, tiểu thương tên Trang niềm nở: “Hàng này đúng hàng xuất luôn đó chị. Bình thường giá phải từ 200.000đ một cái, giờ cận tết, muốn “đẩy” hết hàng nên giảm 50%. Chỉ còn vài mẫu thôi, chị chọn luôn đi kẻo không còn”. 
 
Thế nhưng, khi tôi đưa mắt nhìn đống áo xếp cao quá nửa người, khách hỏi màu nào, size nào và số lượng bao nhiêu cũng có chứ không chỉ còn vài cái như người bán hàng nói.
 
can-trong-khi-mua-quan-ao-xuat-khau-tieudung24g.net-bao-ve-ntd
Quần áo "xuất khẩu" giá chỉ 100.000đồng/sản phẩm được bán ở các trung tâm mua sắm lớn vẫn luôn hút người mua
 
Quảng cáo “hàng xuất” gần như là câu cửa miệng của dân buôn đồ thời trang. Dừng xe ngắm nghía vài mẫu váy nữ hiệu Mango, Zara giá tầm 400.000đ/cái tại cửa hàng Q. trên đường 3/2 (Q.11). Tôi hỏi: “Hàng này vậy chị”, “Hàng Việt Nam gia công xuất đi Châu Âu đó em. Chị có nhỏ em làm ở xưởng may này, đây là những mẫu hết size hoặc bị lỗi được công ty thanh lý. Chỉ có nhân viên mới mua được thôi. Vì vậy, chị gần như độc quyền có mẫu váy xuất này. Hàng này không có thường xuyên đâu”. 
 
Cách đó vài dãy nhà, chúng tôi tìm mua đồ trẻ em xuất khẩu, người bán hàng cũng tiếp thị hàng xuất kiểu tương tự. Tuy nhiên, theo bà Thành có nhà ở gần đó cho hay: “Tôi để ý thấy các cửa hàng treo bảng hàng quần áo xuất khẩu từ năm này qua năm khác, chứ có phải cuối năm mới có đâu. Mà không hiểu hàng xuất ở đâu mà đưa ra bán lẻ nhiều thế. Có lần tôi thấy cửa hàng nhập cả mấy bao hàng to mà toàn chữ Trung Quốc, Campuchia”.
 
Cảnh báo người
 
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Những sản phẩm quần áo xuất khẩu trên thị trường hiện nay đa phần là , , kém chất lượng. Bởi, đa số các nhãn hiệu lớn ngay từ khi ký hợp đồng gia công hàng, họ đã thỏa thuận là sản phẩm của họ còn tồn, hàng lỗi, dư ra thì đơn vị gia công phải hủy mạc, tem hoặc chỉ được xuất sang một nước thứ ba. Chính vì vậy, dòng sản phẩm này gần như sẽ không được phép bán trong nước. Nếu muốn bán, người kinh doanh phải nhập lại từ các thị trường đó với mức thuế, chi phí và giá cả khá cao. Do đó, hàng thời trang xuất khẩu thường có số lượng không nhiều và được bán với giá khá đắt”.
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng, Đội trưởng Đội quản lý thị trường 12B (Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh), đầu tháng 1 năm 2016, đơn vị này đã phát hiện hai vụ sản xuất, kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu với số lượng “khủng” trên địa bàn Q.12. 
Cụ thể, tại số 9/28 đường Đông Hưng Thuận 2 do bà Trần Thị Ngọc Hà làm chủ. Cơ quan này phát hiện hơn 8.000 sản phẩm quần áo thành phẩm giả mạo gắn đủ các loại thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Tommy, Lamborghini, Adidas, Diesel, Gucci, chưa kể một lượng lớn nguyên phụ liệu không rõ nguồn gốc.
 
Tương tự, Công ty TNHH DVTMSX Duy An (phường Đông Hưng Thuận) do bà Phạm Trần Minh Ngọc làm chủ cũng đang sản xuất, chuẩn bị đưa ra thị trường hơn 30.000 sản phẩm quần áo giả mạo gắn các thương hiệu Nike, Adidas... 
 
“Sản xuất quần áo giả quá dễ dàng, chỉ cần copy mẫu sau đó nhập nguyên liệu, thuê nhân công và gắn tem nhãn là hoàn tất. Hàng sản xuất xong được đưa đến đầu mối bán buôn tại các chợ Tân Bình, An Đông… để phân phối khắp cả nước. 
 
Ước tính, trị giá lô hàng trong hai vụ vừa qua gần 10 tỉ đồng. Đó là chưa kể theo của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM hàng tuần đều phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo giả, nhái với tên gọi chung là hàng “xuất khẩu” vì vậy nên cẩn trọng trước khi mua hàng", ông Hùng cho hay.
Uyên Phương - KTĐT
Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22342 sec| 806.609 kb