Thứ 6, 22/11/2024, 23:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lương ngân hàng không đủ sống, nhân viên phải đi mượn tiền!

Lương ngân hàng không đủ sống, nhân viên phải đi mượn tiền!
(Tieudung.vn) - Bạn bè, người thân ai cũng nghĩ làm ngân hàng lớn thì lương phải cao chót vót, nói lương vài triệu chẳng ai tin.

Mô tả ảnh.
 

Lâu nay ai cũng nghĩ rằng, cứ nhân viên ngân hàng là lương cao thưởng lớn. Mà không tưởng sao được khi tài chính đều thể hiện rõ các ông bà chủ nhà băng chi hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng để trả lương và phụ cấp cho nhân viên, chia ra bình quân lương mỗi tháng ở ngân hàng lớn cũng trên dưới hai chục triệu đồng còn ngân hàng bé xíu thì 12-13 triệu đồng.

Ấy thế nhưng trên thực tế, nhiều cán bộ làm ngân hàng có “mác xịn” hẳn hoi vẫn kêu than vì lương không đủ ăn.

Nguyễn Thị Hiền, một cán bộ của ngân hàng , chị làm chuyên viên tín dụng nhưng hàng tháng lương chỉ dao động từ 5 triệu đến 8 triệu, trong đó mức 8 triệu là hoàn thành 100% KPI được giao. Bạn bè, người thân ai cũng nghĩ chị làm ngân hàng lớn thì lương phải cao chót vót, nói lương vài triệu chẳng ai tin. “Ngay cả anh chị em trong nhà cũng tưởng lương của tôi cao lắm vì thấy nói toàn hơn 20 triệu/tháng, tôi nói lương chưa được 1/3 số đó chẳng ai tin, có lần tôi phải đưa tin nhắn báo lương ra cho họ xem” – chị Hiền .


Lương của 1 cán bộ ngân hàng trong tháng 7, chi trả làm 2 lần

Lương của 1 cán bộ ngân hàng trong tháng 7, chi trả làm 2 lần

Chị Hiền cho biết thêm, lương bình quân cao nhưng không phản ánh chính xác thu nhập của các nhân viên ngân hàng hiện nay, vì đó là tính theo kiểu nhân viên thử việc cộng lương giám đốc rồi chia đôi. Hầu hết nhân viên đều lương thấp, chỉ có lãnh đạo có chút “chức sắc” trở lên thì mới khá.

Cũng theo chị Hiền, ngoài lương hàng tháng, các nhân viên như chị còn được quyết toán theo quý hoặc nửa năm, nhưng phần đó cũng chẳng đáng bao nhiêu, chỉ được thêm khoảng 15-20% lương.

“Mang tiếng làm ngân hàng nhưng lương chẳng đủ tiêu ở thành phố đắt đỏ. Mỗi tháng tôi phải trả 3 triệu tiền thuê nhà, thêm tiền điện, nước, internet, điện thoại, xăng xe vào nữa cũng xấp xỉ 4 triệu. Có những tháng bạn bè cưới hỏi rồi sinh nhật nhiều, tôi phải muối mặt đi vay bạn bè mới đủ ăn tiêu. Tiền để tiết kiệm hầu như chẳng có. Mỗi khi có người hỏi thăm lương thưởng, tôi toàn nói vui rằng cán bộ ngân hàng chúng em có sống bằng lương đâu, toàn bằng tiền đi mượn” - chị Hiền kể.
Lương của 1 cán bộ ngân hàng trong tháng 7, chi trả làm 2 lần

Lương của 1 cán bộ ngân hàng trong tháng 7, chi trả làm 2 lần

Cùng cảnh ngộ với chị Hiền, anh Lưu Xuân Biền, một cán bộ làm ở Hội sở của một ngân hàng trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết, anh sống cũng khá chật vật với đồng lương ít ỏi làm ở ngân hàng. Tháng nào cũng lo chỉ tiêu nhưng đồng lương không như mong đợi.

Anh Biền cho biết, anh tốt nghiệp Học viện Ngân hàng cách đây 5 năm nhưng khi ấy không xin được việc ở ngân hàng nên vào làm ở một công ty về công nghệ trong 3 năm. Vì mong ước vẫn là làm đúng ngành nghề đã học nên sau đó anh thi và đỗ vào làm chuyên viên khách hàng. Nhưng khi vào ngân hàng thì lại thất vọng, không chỉ vì lương thấp hơn công ty cũ mà còn rất vất vả, không có thời gian để gặp mặt bạn bè.

“Có nhiều hôm phải lo hồ sơ rồi đi thẩm định, đến 8, 9 giờ tối mới được về nhà, thanh niên trai tráng mà tôi thấy cực quá. Đồng nghiệp nhiều người nói tôi “quay đầu là bờ”, có lẽ tôi cũng phải xem xét nghiêm túc để quay về nghề cũ hoặc tìm một công việc khác”, anh Biền nói và vui rằng cũng may lương thấp chỉ vừa đủ chi cho cuộc sống hàng ngày, chứ lương cao lại lo không có thời gian để tiêu.

Phó Tổng giám đốc của một ngân hàng chia sẻ rằng, làm ngân hàng ai nhìn vào cũng tưởng “ngon ăn”, vì chỉ thấy họ ăn vận gọn gàng đẹp đẽ, lại bổng lộc nhiều, nhưng những nỗi khổ thì chỉ có người trong ngành mới thấu hiểu. Không chỉ làm nhân viên vất vả, mà lãnh đạo cũng có những nỗi lo của lãnh đạo. Nghề này dù bất cứ vị trí nào cũng đòi hỏi luôn phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và chu đáo. Nếu chẳng may xảy ra sai sót gì thì vừa mất khách, vừa ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, có trường hợp còn phải bỏ tiền túi ra đền bù thậm chí đối mặt với rủi ro pháp lý.

Vậy nên làm nghề này vừa phải có trình độ nghiệp vụ tốt lại phải cái tâm với nghề, phải yêu nghề mới gắn bó và phát triển được. Còn những người chỉ cơ hội, mong muốn an nhàn mà hưởng lương cao thì đừng nên chọn ngân hàng làm nghiệp.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 22/11: VN-Index kết tuần giảm nhẹ, cổ phiếu Hòa Phát giao dịch đột biến
(Tieudung.vn) Thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên chiều nay 22/11 và kết phiên trong sắc...
 
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD tăng mạnh, ở mức 107,05
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, ở mức 107,05.
 
Giá vàng ngày 22/11/2024: Vàng tăng đến 1 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/11/2024, trên thế giới giá vàng phục hồi ấn tượng nhờ căng thẳng địa chính...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/11/2024, cà phê tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.700 1.800 đồng/kg....
 
Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33452 sec| 853.664 kb