Thứ 3, 17/09/2024, 11:42 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

RMIT Việt Nam thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và các ngành nghề của Australia

RMIT Việt Nam thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và các ngành nghề của Australia
(Tieudung.vn) - Trường đại học RMIT Việt Nam phối hợp với Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư bang Victoria, Australia ông Tim Pallas đồng tổ chức Tọa đàm Công nghiệp 4.0.

Với vị thế là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam là quan trọng đối với Australia. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2022, ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam đã đạt doanh thu hơn 72,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2021.

RMIT Việt Nam thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và các ngành nghề của Australia

RMIT Việt Nam đồng tổ chức Tọa đàm Công nghiệp 4.0 với Bộ trưởng Thương mại và bang Victoria, Australia, ông Tim Pallas vào ngày 11/1/2023.

Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Pallas đã gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp CNTT-TT tại TP Hồ Chí Minh, nơi Văn phòng Thương mại và Đầu tư của Chính quyền bang Victoria và Trung tâm Học tập Melbourne đặt trụ sở và mở cửa vào năm 2021.

Tọa đàm về Công nghiệp 4.0 tại cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam đã chào đón các đại biểu chính phủ và doanh nghiệp đến từ bang Victoria, đại diện RMIT, cũng như các công ty tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT Việt Nam.

Tọa đàm đem đến cho lãnh đạo các ngành và người làm công tác giáo dục tại Australia và Việt Nam trong Công nghiệp 4.0 một kênh để và kiến thức chuyên môn, cũng như thảo luận về những thách thức và cơ hội với các bên liên quan của Australia tham gia vào quá trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Các đại biểu đã có cơ hội kết nối và tiềm năng hợp tác trong tương lai.

Khách mời còn có thể giao lưu trực tiếp với Bộ trưởng Pallas thông qua một phiên thảo luận mở. Ông bày tỏ sự vui mừng khi đồng tổ chức tọa đàm với RMIT Việt Nam và hoan nghênh sự tham gia của các công ty lớn của bang Victoria đã đầu tư vào Việt Nam, cũng như một số nhà lãnh đạo CNTT-TT tiêu biểu của Việt Nam.

RMIT Việt Nam thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và các ngành nghề của Australia

Các đại biểu Chính phủ bang Victoria và đại diện Đại học RMIT.

Đại học RMIT được thành lập từ năm 1887 tại Melbourne, Victoria. Trường hiện là một trong những tổ chức giáo dục và nghiên cứu hàng đầu thế giới và là khoản đầu tư lớn nhất của Australia vào Việt Nam. RMIT đã và đang đóng góp nguồn lực và chuyên môn để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam trong 22 năm qua, đặc biệt là trong thời đại Công nghiệp 4.0.

Theo Tổng giám đốc RMIT Việt Nam Giáo sư Claire Macken, trong suốt lịch sử hơn 130 năm hoạt động, RMIT luôn nắm bắt và đón nhận mọi cuộc cách mạng chuyển đổi. Tại Australia, RMIT là đối tác tin cậy của Chính phủ trong quá trình chuyển đổi sang Công nghiệp 4.0 của nước này.

Trong khi đó, trải qua hai thập kỷ hiện diện tại Việt Nam, RMIT là đại học quốc tế hàng đầu và là trung tâm giáo dục của khu vực. RMIT Việt Nam là đối tác được doanh nghiệp và chính phủ lựa chọn để tạo tác động tích cực ở khu vực Đông Nam Á, góp phần chuyển đổi lực lượng lao động và đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của địa phương.

Giáo sư Macken cho biết: “Trong ba năm qua, RMIT Việt Nam đã cam kết thực hiện các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển đổi Công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Trong đó có thể kể đến tọa đàm thường niên về Công nghiệp 4.0 mà chúng tôi phối hợp tổ chức với VISTI (Học viện Khoa học, và Đổi mới sáng tạo), ra mắt sáng kiến Digital3 nhằm liên kết các ngành nghề với nghiên cứu và giáo dục để thành công trong nền kinh tế số, v.v.”.

“RMIT Việt Nam có nhiều đóng góp cho chương trình hành động cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu về phát triển Công nghiệp 4.0, và chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự tham gia của các ngành nghề, chính phủ và các cơ sở giáo dục để nâng cao lĩnh vực này”, bà nói.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.13150 sec| 787.453 kb