Ngày 12/11/2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó, dự kiến sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/ tháng lên 1.600.000 đồng/ tháng thời gian áp dụng mức lương cơ sở mới là từ ngày 1/7/2020.
Nhưng trên thực tế trong năm 2020 việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở đã không được thực hiện, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Mục đích là để tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Trong năm 2020 việc điều chỉnh tăng lương cơ sở đã không được thực hiện. Những đối tượng được hưởng lợi từ việc tăng lương cơ sở đang mong chờ trong năm 2021 này lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng. Nhưng tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 có nêu dự kiến trong năm 2021, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương.
Việc tăng hay không tăng lương cơ sở chỉ là dự kiến nên chưa xác định được có tăng hay không tăng. Nhưng trên thực tế việc tăng lương cơ sở chỉ thay đổi mức lương, phụ cấp, trợ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức cũng như các khoản khác tính trên lương cơ sở, như là tăng tiền trợ cấp một lần cho người lao động khi sinh con…chứ việc tăng lương cơ sở không thay đổi cho tất cả thu nhập của người lao động.
Còn nếu việc không thực hiện việc tăng lương cơ sở thì phần nào đó sẽ bù đắp được khoản chi cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã dùng trong thời gian qua, và giúp ngân sách có thêm nguồn lực để cân đối cho các đối tượng khác trong xã hội, thêm nguồn lực để tăng chi an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.