Thứ 3, 16/04/2024, 22:39 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

So sánh Đóng bảo hiểm và gửi tiết kiệm: Thông tin thiếu cơ sở

So sánh Đóng bảo hiểm và gửi tiết kiệm: Thông tin thiếu cơ sở
(Tieudung.vn) - Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin so sánh giữa việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và tiền gửi tiết kiệm.

Nhiều người băn khoăn về sự thiệt - hơn giữa đóng BHXH và gửi tiết kiệm ngân hàng số tiền đóng đó. Các chuyên gia BHXH khẳng định, đó là thông tin sai lệch, thiếu cơ sở, tham gia BHXH mang lại quyền lợi tốt nhất cho người lao động (NLĐ).

Tính toán không chính xác

trên mạng về đóng BHXH: Giả sử lương của NLĐ là 5 triệu đồng/tháng, theo quy định đóng BHXH 8% lương, đơn vị sử dụng lao động đóng 18% thì mỗi tháng NLĐ và đơn vị sử dụng lao động sẽ cùng đóng 26% tương đương 1,3 triệu đồng/tháng. Năm thứ nhất, NLĐ có 13 triệu đồng trong quỹ BHXH, năm thứ hai đóng thêm 13 triệu đồng cộng với số dư cũ và 6% tiền lãi của số dư là 26.780.000 đồng. Tương tự, năm thứ ba có 41.386.800 đồng. Như vậy giả sử NLĐ tham gia BHXH 30 năm, số tiền quỹ BHXH đến năm thứ 30 là 1.270.000.000 triệu đồng. Nếu số tiền này đem gửi tiết kiệm, tiền lãi mỗi tháng là 5,135 triệu đồng. Nhưng khi nhận lương hưu từ BHXH bằng 75% lương, tức là mỗi tháng nhận 3,75 triệu đồng. Theo suy luận của những người chia sẻ thông tin này, số tiền nhận hàng tháng sau đóng BHXH không bằng số tiền lãi gửi ngân hàng.

Mô tả ảnh
Làm thủ tục hồ sơ tại bộ phận một cửa Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hà Nội - Ảnh: Thảo Linh.

Anh Lê Đình V. (29 tuổi­) làm việc trong Khu công nghiệp Ngọc Hồi (Thanh Trì) bày tỏ sau khi đọc những thông tin trên, NLĐ chân tay như anh ít học nên không hiểu rõ, nhưng thấy người ta phân tích nghe cũng rất hợp lý nên cũng băn khoăn về số tiền mình đóng BHXH hàng tháng “đi đâu, về đâu”.

Hiểu biết chút ít về Luật BHXH, chị Đinh Thị H. (Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng, thật sự cũng không biết cách tính BHXH và tính lương hưu sau này như thế nào, nhưng chị H. tin rằng Nhà nước sẽ không để NLĐ phải chịu thiệt thòi.

Trước vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTB&XH) Trần Hải Nam khẳng định, phương pháp tính đó là chưa đầy đủ và không chính xác, vì đây là cách tính toán chỉ dựa trên thông số một cách đơn giản là số tiền đóng, tỷ lệ đóng và tính toán trượt giá theo thời gian, mức hưởng. Đồng thời, bài toán đó chưa tính đến các yếu tố điều chỉnh tiền đóng theo trượt giá

Điều chỉnh lương hưu trên tỷ lệ lạm phát hàng năm

Ông Trần Hải Nam cho biết thêm, không thể lấy số tiền tuyệt đối đã đóng BHXH của 20 năm, 30 năm về trước để tính hưởng lương hưu, mà số tiền đó phải được điều chỉnh để bù đắp yếu tố lạm phát. Đơn cử, theo quy định tại Thông tư 42 của Bộ LĐTB&XH, một người đóng 1.000.000 đồng BHXH ở năm 1994, đến năm 2017 khi về hưu, số tiền này sẽ được điều chỉnh thành 4,4 triệu đồng khi tính mức lương hưu. Thực tế thời gian qua, mức lương hưu đã liên tục được nâng lên. Nếu tính cho giai đoạn từ năm 2003 - 2016, Chính phủ đã 14 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng từ 7,4 - 9,2 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002. Ngoài ra, trong tổng tỷ lệ đóng góp BHXH bao gồm cả 3% đóng vào Quỹ ốm đau, thai sản; 1% đóng vào Quỹ tai nạn lao động, và 4,5% đóng vào Quỹ BHYT. Đây là những quỹ ngắn hạn, có tính chất chia sẻ rủi ro cao giữa người khỏe mạnh với người ốm đau. Đặc biệt, NLĐ tham gia BHXH khi nghỉ hưu sẽ được hưởng BHYT do quỹ BHXH chi mua thẻ BHYT, khi qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm NLĐ chết; thân nhân còn được hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng. Trường hợp có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, tối đa được 4 định suất, trong đó con nhỏ được hưởng cho đến khi trưởng thành, cha mẹ già hưởng cho đến khi qua đời.

Theo tính toán của các chuyên gia, với những quy định về đóng - hưởng BHXH như hiện nay, một NLĐ tham gia BHXH thì số tiền tích lũy được (đã bao gồm cả tiền lãi) chỉ đủ để chi trả lương hưu cho chính người đó từ 8 - 10 năm. Như vậy, với kỳ vọng sống của những người sống sau độ tuổi 55 đối với nữ và 60 đối với nam hiện nay là khoảng 20 năm, rõ ràng quyền lợi mà NLĐ đang được hưởng là rất lớn.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Phú Xuyên: thông tin từ chủ đầu tư dự án (Bài 2)
(Tieudung.vn) Làm việc với PV Báo Kinh tế Đô thị, ông Nguyễn Hữu Chi, Phó Trưởng ban QLDA...
 
Nguyên trưởng Công an thành phố Phú Quốc Lê Văn Mót bị bắt
(Tieudung.vn) Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, cơ quan này...
 
Cảnh giác với chiêu trò chiếm đoạt tiền qua khóa tu mùa hè “ảo”
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn đã xuất hiện việc lừa đảo, chiếm đoạt...

Muôn màu

Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập
(Tieudung.vn) Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP6 Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Ban chấp hành...
 
Epson Việt Nam phối hợp triển khai chương trình “Sắc màu yêu thương”
(Tieudung.vn) Công ty TNHH Epson Việt Nam vừa phối hợp cùng dự án “Phòng tin học cho em”, Tỉnh...
 
Lời chúc ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hay, ý nghĩa nhất năm 2024
(Tieudung.vn) Ngày 20/3 hàng năm được thế giới công nhận là ngày Quốc tế Hạnh phúc.Vào ngày này, ngoài...

Du lịch - Ẩm thực

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2024 tại SECC
(Tieudung.vn) Từ ngày 19 đến ngày 21/3/2024 – Informa Markets Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc tế lần...
 
Thương hiệu trà Việt đầu tiên và duy nhất tại World Tea Expo 2024
(Tieudung.vn) Sự kiện triển lãm quốc tế World Tea Expo 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20/3/2024...
 
Hơn 200 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2024
(Tieudung.vn) Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.04154 sec| 862.453 kb