Vịnh Vân Phong cách Nha Trang khoảng 60 km đường bộ, trong vùng biển duyên hải miền Trung tổ quốc. Để khám phá hết vùng vịnh rộng lớn này, cần có thời gian và sức khỏe dẻo dai vì nơi đây chưa tập trung phát triển du lịch nhiều, phải tự mình khám phá vẻ đẹp tự nhiên của nó mới thú vị. Toàn cảnh vẻ đẹp hoang sơ của những đảo nhỏ chưa có dấu chân người ở đây nếu muốn khám phá hết cần phải có một cuộc hành trình vài ngày lênh đênh trên biển cùng mây trời và gió.
Vân Phong vùng vịnh nên không có sóng to gió lớn, ghe đi rất êm, không bị say sóng. Đi qua vài hòn đảo nhỏ, có thể thưởng thức trời mây thoáng đảng, buổi sáng nắng rất dịu thời điểm tuyệt vời để chụp ảnh tự sướng giữa biển núi mà không cần chỉnh bất kỳ kính lọc nào.
Giờ đây, vịnh Vân Phong không còn hoang sơ không dấu chân người như cách đây mười năm tôi đã đến trên chuyến hải trình cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thực hiện tập sách về tiềm năng xứ trầm hương. Những gì lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa mong muốn vịnh Vân Phong trở thành một trong những điểm kinh tế biển đã thành hiện thực.
Lồng cá bớp trên biển. |
Vùng biển duyên hải Nam trung bộ nơi tôi đang có mặt trong cổ tích xứ trầm hương, tên ban đầu là bãi Giếng, cửa ra biển Đông phía trái là ra Bắc, đi thẳng sang Philippines, rẽ phải vào Nam tận mũi Cà Mau qua vịnh Thái Lan. Ngày nay là thôn Khải Lương - thuộc xã đảo Vạn Thạnh - Huyện Vạn Ninh - Khách Hòa.
Dọc dài theo những dãy núi thò chân xuống biển, từng nhà bè nuôi hải sàn, chủ yều là tôm hùm, cá bốp, cá mú là nhừng nhà bè nhấp nhô trên mặt nước, liền kề nhau thành những xóm bè trên biển bạc.
Người dân Nha Trang từng ví von, chỉ có nằm mộng mới chạm được vào Vân Phong một trong, ba vịnh của Khánh Hòa, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang. Với Vân Phong, vùng vịnh mang tên mây và gió vẫn như một cô gái đẹp, thách cưới cao giá, cho nên nhận biết bao lời ca ngợi mà vẫn ế duyên kiếp phu thê đến cuối thế kỷ 20. Nhưng sau nhiều thập kỷ loay hoay kén chọn, bây giờ vịnh Vân Phong không còn hoang sơ lẻ bóng.
Đứng giữa các nhà bè nuồi tôm hùm, cá bớp ăm ắp gió lộng, và mây trời - Hòn Lớn - mũi đất nhô ra che chắn cho vịnh Vân Phong cõng trên lưng các khu dân cư của 3 thôn Đầm Môn Thượng, Đầm Môn Hạ và Xuân Đừng. Con đường xẻ cát đã nối từ đèo Cổ Mã ra Đầm Môn dài 18 cây số, băng qua rừng dương mơ mộng nức tiếng của bờ vịnh Vân Phong mà nhờ nó, Đầm Môn liền mạch với đất liền, không còn là bán đảo nữa. Nhìn trên bản đồ, khu vực này tựa như có một doi cát hình vòng tay ôm lấy vịnh biển. Chính vòng cung này đã che chắn cho Vân Phong, khiến vùng vịnh nước sâu và kín gió này được đánh giá là nơi có một không hai cho ngành kinh tế biển vốn từng là nơi ngư dân Khánh Hòa chỉ chạy vài hải lý đã ra tới ngư trườngbiển lâu đời, hiền hòa và an toàn hiếm có, nhiều loài hải sản như là tôm hùm và cá bớp, ốc hương…
Trong dải đất ven bờ Nam Trung Bộ, vịnh Vũng Rô của Phú Yên và vịnh Vân Phong của Khánh Hòa là hai địa danh nổi tiếng với nghề nuôi tôm hùm. Do nơi này nước sạch, trong, nắng dãi quanh năm, cũng không có nguồn nước ngọt đổ vào biển và hiếm mưa nên tôm hùm rất sáng giá.
Con đường Cổ Mã vài năm gần đây đã nối liền với bán đảo Sơn Đừng là nơi mà du khách rất hứng thú ghé đến mỗi khi muốn lặn biển Vân Phong, khám phá rạn san hô và thưởng thức hải sản. Nhất là cảm giác thú vị khi băng qua bàu cát rộng và rừng dương, rồi dạo chơi với biển hoang sơ.
Đây là vùng đất liền nhô xa nhất ra phía Đông của Tổ quốc, dân phượt dạo mê bình minh trên vịnh Vân Phong chỉ để tắm trong mây gió và khí trời.
Những động cát ven bờ Vân Phong trắng tựa như cát thủy tinh. Trưa nắng lóa mắt và biển xanh ngằn ngặt. Nếu muốn trèo qua động cát Cô Đơn - cái tên thật hàm ý, người ta phải dò dẫm từng bước qua trảng cát rộng và lún. May mắn thì có chỗ những trảng cát dày có đặt những phiến gỗ chống lún cát kết lại như chiếc cầu cạn. Hoặc là phải ném cây dương xuống mới đủ sức lội qua cát.
Một buổi quá trưa trên vịnh, tôi nán lại nhà bè của Nguyễn Thành Tâm, một doanh nhân thời trang, một người mê thơ đã bỏ Sài Gòn, mang hồn thơ ra biển làm ngư dân. Ban đầu, có nghĩa là trên mười năm trước, ai cũng bảo là Tâm đem của đổ biển. Nhưng rồi Tâm cứ thản nhiên như những con tôm hùm, con cá bớp, cứ lăn tăn nhẹ nhẹ mà lớn lên giữa biển trời mênh mông.
Rồi vài ngày cùng làm ngư dân với Nguyễn Thành Tâm, tôi cũng đã như là ngư dân cá bớp tôm hùm. Là 5 giờ chiều dong thuyền ra khơi đánh bắt cá đem về vịnh Vân Phong làm thực phẩm nuôi tôm hùm cá bớp. Cho vật nuôi ăn xong, ăn cơm lúc 9h. Chiều soạn ngư cụ để tối đi biển. Cho vật nuôi ăn và ra biển tiếp, cứ thế mỗi ngày như mọi ngày.
Vụ nuôi tôm hùm bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, đến tháng 2 âm lịch năm sau, là con giống tại biển Việt Nam mình, phải trải qua hai mùa bão, từ nhỏ như que tăm mới lớn thành con tômm hùm 1,7 ký lô. Với con giống nhập từ nước ngoài như Philippines, vụ mùa bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến tháng 8 âm lịch.
Trại nuôi tôm hùm và cá bớp của Tâm Nguyễn có gần 4.000m2 mặt biển, là ngư trường cũng là nơi cung cấp tôm hùm, cá bớp cho các nhà hàng hải sản có thương hiệu ẩm thực được nhiều người chọn lựa.
Hàng trăm con người ở đây hoàn toàn là đàn ông. Muốn thấy mặt đàn bà phải đi tàu vào Đầm Môn hơn một tiếng đồng hồ.
Biển mênh mông
Trời bao la
Không có đất
Chỉ có núi thò chân xuống biển
Hàng trăm con người sống trên nhà bè thật nhỏ bé nên rất thương nhau.
Vịnh Vân Phong 17h 23/9/2016.
Đón đọc trên các kỳ tiếp theo.