![]() |
Đuông dừa được bán trên đường Cộng Hòa - ảnh Mỹ Phượng |
Dọc các con đường, như: Võ Văn Kiệt (quận 1), Mai Chí Thọ (quận 2), Cộng Hòa và Trường Chinh (quận tân Bình) ở TP HCM, người đi đường chứng kiến đuông dừa được bày bán ngay trên vỉa hè với giá 5.000 đồng mỗi con.
Ghé vào một điểm trên đường Cộng Hòa tôi hỏi mua đuông dừa, người bán tên H. cho biết, giá mỗi con đuông dừa là 5.000 đồng. Khi được hỏi mua với số lượng lớn, H. cho biết: “Nếu anh mua trên 50 con thì giá 4.000 đồng…và mua tử vài trăm con thì có giá 3.500 đồng/con nhưng anh phải điện thoại đặt trước một ngày, tôi cho người giao hàng tận nơi”.
![]() |
![]() |
Chọn đuông dừa - ảnh Mỹ Phượng |
“Đuông dừa bán ở TP. Hồ Chí Minh đều được chuyển từ Bến Tre lên. Loại này có quanh năm, có thể bảo quản trong vòng nửa tháng. Anh mua về nếu chết con nào thì cứ mang ra đổi lại lấy con sống”, anh H. cam kết.
Ngày 27 tháng 9 năm 2013, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn số 1955/BVTV-QLSVGHR về việc nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức. Mới đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre phối hợp Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảnh sát môi trường kiểm tra đột xuất, bắt quả tang vườn ẩm thực Mai An Tiêm (ấp An Thuận, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre) bán đuông dừa cho thực khách. Chủ quán, bị phạt 6 triệu đồng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. |
Tôi hỏi H. muốn mua 300 con thì khi nào có, sau cuộc điện thoại H. nói: “Anh chờ khoảng 20 phút sẽ có người mang ra đây. Nếu anh bận thì sẽ có người giao tận nhà nhưng anh phải đặt cọc 500.000đ”.
Theo một đầu nậu tên K. (ở quận Tân Phú, TP.HCM) chuyên bỏ mối đuông dừa tại các nhà hàng ở TP.HCM, đuông dừa có thể chữa trị được nhiều thứ bệnh và là thức ăn bổ dưỡng (?) với bốn món khoái khẩu là ăn sống, lăn bột, chiên bơ và dồn đậu phộng, không chỉ được tiêu thụ mạnh tại TP.HCM mà ngay cả dân sành ăn tại Hà Nội cũng đặt hàng.
“Trước đây đuông chủ yếu chuyển thẳng từ miền Tây lên Vũng Tàu bán cho khách sành ăn tại một số resort, nhưng hiện nay chủ yếu cung cấp cho thị trường TP.HCM”, K. tiết lộ.
Khi nghe chúng tôi hỏi “Buôn bán đuông dừa có bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt?”, K. cho biết: “Đuông dừa chỉ bị cấm tại các địa phương có trồng dừa vì cơ quan chức năng sợ loài côn trùng này phá vườn dừa nhưng tại TP.HCM không sao (?)”.
![]() |
Đuông dừa được bán trên đường Trường Chinh - ảnh Mỹ Phượng |
Vì gây hại cho cây dừa nên loại côn trùng được cho là đặc sản này từ lâu đã bị cấm nhân giống, cũng như buôn bán. Tuy nhiên, do lợi nhuận mang lại cao, côn trùng hại dừa Bến Tre năm nay được nhiều người ngang nhiên mang lên TP. HCM bày bán ngoài lề đường. Thực phẩm chế biến từ đuông dừa cũng như có tên trong thực đơn nhiều nhà hàng.
Côn trùng gây hại cho dừa Đuông dừa là một loài côn trùng có tên khoa học là Rhynchophorus spp, thuộc họ vòi voi (Curculionidae) và bộ cánh cứng (Coleoptera). Trong 10 loài được ghi nhận trên thế giới đến thời điểm này có 5 loài được xác định gây thiệt hại cho cây họ cau dừa. Cây dừa khi bị đuông gây hại sẽ có triệu chứng như ngọn và các tàu lá phía trên ngọn bị chết (các lá phía dưới vẫn còn tươi), thân cây xuất hiện những lỗ đục có đường kính từ 1-2cm. Nếu bị nhiều đuông dừa tấn công nặng, lá già từ từ rụng và chết. Bổ một thân cây dừa non ra có thể tìm thấy 20-50 con đuông lớn nhỏ khác nhau. Thạc sĩ Lê Cao Lượng (ĐH Nông lâm TP.HCM) |