Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 32.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 33.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 32.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), Ia Grai (Gia Lai) giá cà phê hôm nay đang ở mức 32.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 32.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông) giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 32.600 đồng/kg, 32.500 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 32.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.200 - 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 28/10: Tiếp tục tăng mạnh 500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London tăng 55 USD/tấn (4,31%) giao tháng 11/2020 giao dịch ở mức 1.331 USD/tấn, giao tháng 3/2021 tăng 36 USD ở mức 1.357. Trong khi đó, tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 tăng 0,3 cent/lb (0,28%) ở mức 106,95 cent/lb, giao tháng 3/2021 tăng 0,2 cent/lb (0,18%) lên mức 109,55 cent/lb.
Cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng cà phê khác của Việt Nam.
EU đang là một thị trường hấp dẫn, chiếm khoảng 30% tiêu dùng cà phê toàn cầu. Với những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), không có lý do gì ngành cà phê Việt Nam để tuột mất thị trường giàu tiềm năng này.
Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) đã liên kết với 10.000 hộ dân xây dựng vùng nguyên liệu 10.000 ha cà phê, với sản lượng khoảng 30.000 tấn.
Ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vĩnh Hiệp, chia sẻ việc đầu tư vào khâu chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ sẽ là điều kiện để cà phê của Việt Nam đi xa hơn, chinh phục người tiêu dùng "khó tính" nhất trên thế giới.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, EU hiện là thị trường lớn thứ hai của cà phê của Việt Nam, chiếm trên 42% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù đại dịch Covid-19 đang gây khó khăn cho nền kinh tế, nhưng bánh mì, sữa, cà phê... vẫn là những mặt hàng có mức tiêu thụ cao tại EU.
TS. Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Thị trường Ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn), nhìn nhận nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cà phê chế biến.
Tuy nhiên, cơ cấu giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang các nước EU dù đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffein.
Số liệu của Vicofa cũng cho thấy, dù lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU khá lớn, chiếm trên 8,5% tổng lượng cà phê nhập khẩu của thị trường này, song tỷ lệ cà phê chế biến còn thấp, chỉ 5 - 7% lượng cà phê xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là xuất thô. Nâng hàm lượng chế biến để gia tăng giá trị xuất khẩu
Brazil vẫn dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới. Riêng với EU, năm 2019, Brazil xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn sang thị trường này, trong khi Việt Nam xuất khoảng 677.000 tấn; cà phê Arabica chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu xuất khẩu của Brazil, nên mang về giá trị cao hơn cho quốc gia này.
Tuy vậy, Việt Nam lại có thế mạnh về cà phê Robusta, nên cơ hội tại thị trường EU cho cà phê Việt không hề nhỏ, đặc biệt là các sản phẩm chế biến.
Để tận dụng các cơ hội từ EVFTA, ngành cà phê Việt Nam nên chú trọng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến để gia tăng giá trị, thay vì chỉ quan tâm đến sản lượng xuất khẩu.