Thứ 6, 04/04/2025, 18:02 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tại sao " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ?

Tại sao " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ?
(Tieudung.vn) - Dân gian có câu " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" đây là phong tục tập quán của người Việt với mong muốn cầu mong điều may mắn và no đủ sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Đầu năm mua muối

Những ngày đầu tiên của năm mới, người Việt có thói quen mua một túi muối, hoặc bát muối có ngọn mang về nhà lấy may cho cả năm. 

Người xưa có quan niệm, muối là thứ mặn có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn cho mọi người. Không chỉ vậy, muối còn là biểu tượng của sự mặn nồng, mặn mà, gắn kết mọi người trong gia đình, giữ hòa khí, hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Bên cạnh đó, còn thể hiện sự tình cảm thân thiết trong các mối quan hệ họ hàng, làng xóm, làm ăn. Hạt muối còn có một ý nghĩa nữa là có sự kết tinh, có màu trắng tượng trưng cho sự sạch sẽ, tinh khiết, vì vậy người ta thường rắc muối ra đường và xung quanh nhà với mong muốn được bình yên.

Tại sao " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ?

Tại sao " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" ?

Ở đồng bằng Bắc Bộ, nhiều người quan niệm đầu năm mua muối cả năm sẽ làm ăn tấn tới, mua may bán đắt, tình cảm gia đình đầm ấm, trọn vẹn như vị đậm đà của muối.

Vì vậy, sáng mùng 1 Tết ở Hà Nội vẫn thấy có người rao muối dạo và người Hà Nội thường mua vài đồng muối lấy may. Người bán sẽ đong một bát đầy có ngọn chứ không gạt ngang miệng bát bởi người ta cho rằng mua muối có ngọn mới mang lại sự đầy đủ, trọn vẹn và no ấm cả năm.

Cũng có người quan niệm rằng hạt muối có sự kết tinh cao, màu trắng trong tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết cũng là biểu trưng cho tình cảm tốt đẹp.

Hạt muối tuy nhỏ nhoi, ít giá trị kinh tế nhưng mang trong mình ý nghĩa văn hóa phi vật thể thiêng liêng. Bởi thế, người ta thường rắc muối ra đường và xung quanh nhà với mong muốn bình yên.

Tại các đình chùa, sáng mùng 1 Tết, người ta thường bày bán muối bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương… để sau khi vào lễ Phật, lúc ra về các bà, các chị mau một gói muối với hy vọng một năm mới mọi việc tốt đẹp và may mắn.

Hơn nữa ý nghĩa của việc “mua muối đầu năm” là cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, hà tiện”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.

Theo TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người Việt quan niệm muối là thứ cực kỳ giá trị, được kết tinh từ vị mặn của biển. Vì vậy, ngày đầu năm mới, người dân quan niệm mua được muối, có được vị mặn của muối thì cả năm mọi thứ đều mặn mà, tốt đẹp.

Cuối năm mua vôi

Ngược lại với tục mua muối, người ta thường tránh mua vôi đầu năm bởi người xưa quan niệm vôi mà trắng biểu tượng cho sự bạc bẽo (bạc như vôi). Thế nên đầu năm phải tránh mua vôi để tránh những rủi ro trong năm mới, tránh rạn nứt và đổ vỡ trong quan hệ tình cảm gia đình cũng như công việc.

Đối với người Việt, “tậu trâu, lấy vợ, xây nhà” là 3 việc trong đại trong đời vì thế, việc mua vôi được ví von như “xây nhà” – việc quan trọng vào dịp cuối năm. Vôi quét nhà cuối năm cũng có ý nghĩa là xóa đi những điều không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu mới mẻ để sửa chữa những sai lầm, khôi phục những thất bát đã qua.

Theo giải thích của TS Trần Hữu Sơn, “cuối năm mua vôi” mang nhiều ý nghĩa. Ở nông thôn, nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để trừ tà, bỏ hết những cái xúi quẩy trong năm cũ. Ngoài ra cũng có quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Sau khoảng thời gian này, người dân sẽ mua vôi, hoặc dựng cây nêu trong nhà mang ý nghĩa trừ tà, bảo vệ gia đình trong lúc ông Công, ông Táo tạm đi vắng.

Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi - dụng cụ đựng vôi ăn trầu của người Việt.

Ông bình vôi là vật dụng đặc biệt để vôi ăn trầu bằng sành sứ chỉ các cụ có thói quen ăn trầu mới có. Và khi lấy vôi trong bình cũng phải hết sức thận trọng, bởi người xưa quan niệm khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà phải dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra. Vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa để trừ tà.

Một khi ông bình vôi đã đặc ruột, người ta rước ông cùng xâu miệng lên chùa để dưới chân cây hương, dưới gốc mít, gốc đa. Lâu ngày lăn lóc, sương đọng vào bụng ông, gặp con sài đẹn, hay bị sơn ăn thì người ta lấy nước đó mà uống, mà bôi. Ai bị sâu răng thì mua ngọc trai tán nhỏ hòa vào nước này uống sẽ khỏi.

Ông bình vôi là vật thiêng trong nhà người xưa, do vậy lúc nào cũng phải cho ông ăn no, ăn đủ. Tuy nhiên do “Bạc như vôi” nên người ta chỉ cho ông ăn vào cuối năm chứ không ai cho ông ăn đầu năm vì vậy mới có tục “cuối năm mua vôi”.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Rơi vào “lưới tình”, người phụ nữ mất gần 9 tỷ đồng khi đầu tư tiền ảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa tiếp nhận trình báo...
 
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
(Tieudung.vn) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với...
 
Luật Thủ đô 2024: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
(Tieudung.vn) Quá trình đô thị hóa mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo Thủ đô, nhưng...

Muôn màu

Tử vi ngày 5/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử cần suy nghĩ tích cực hơn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 5/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử cần suy...
 
Lịch âm 5/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 5/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 5/4/2025? Lịch vạn niên 5/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 4/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư tài lộc chưa có khởi sắc mới
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 4/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư tài lộc...

Du lịch - Ẩm thực

Festival Phở năm 2025: Quy tụ phở ba miền Bắc - Trung - Nam
(Tieudung.vn) Ngày 3/4, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về tổ chức Chương...
 
Ăn bánh cuốn xứ Thanh giữa lòng thành phố mang tên Bác
(Tieudung.vn) Là món ăn dân dã, được làm từ bột gạo, nhân tôm, thịt, mộc nhĩ. Bánh cuốn xứ...
 
Bí quyết giúp nướng thịt thơm ngon, an toàn sức khỏe
(Tieudung.vn) Món nướng luôn được mọi người yêu thích nhưng khi chế biến rất dễ bị cháy làm cho...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.81878 sec| 877.992 kb