Thứ 3, 26/11/2024, 00:06 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn
(Tieudung.vn) - Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu lợn.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 1/8, bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được ghi nhận xảy ra tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 4 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được Trung Quốc cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con. Đáng chú ý, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Nam Phi, Ukraine và Zambia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi.

Theo OIE, bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỉ lệ chết cao lên đến 100%.

Virus gây ra bệnh DTLCP có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

Hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh DTLCP, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp phát qua biên giới.

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus DTLCP vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu lợn và các sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn bất hợp phát qua biên giới, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu lợn, sản phẩm của lợn theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật.

Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh, hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y chủ động liên hệ với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO), các nước để nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh; đề nghị hỗ trợ và phối hợp tìm các giải pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP vào Việt Nam.

Các chi cục kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh chủ động phối hợp, hướng dẫn các chi cục chăn nuôi và thú y tham mưu và đề xuất với chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp lợn và các sản phẩm lợn vào Việt Nam...

Các chi cục thú y vùng và Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương khẩn trương rà soát năng lực, xây dựng và ban hành quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh DTLCP để thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn quốc...

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.28891 sec| 824.289 kb