Thứ 2, 25/11/2024, 07:07 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!
(Tieudung24g.net) - Theo tính toán, nếu lợn được vỗ nạc trong 13 ngày, thì dư lượng Clenbuterol trong thịt lợn cao hơn so với lượng cho phép là 195.000 lần.

Theo tính toán, nếu lợn được vỗ nạc trong 13 ngày, thì dư lượng Clenbuterol trong thịt lợn cao hơn so với lượng cho phép là 195.000 lần. Đây là một con số kinh khủng!

Con số gây sốc về dư lượng trong thịt lợn

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!

Cùng với Salbutamol, Clenbuterol được xếp vào danh mục 18 hóa chất bị cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhưng nó đã bị lạm dụng bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tỷ lệ thịt nạc, giảm mỡ.

Theo Viện sốt rét và ký sinh trùng Quy Nhơn, trong mục Thuốc và Hóa chất, cho biết 1 kg clenbuterol có thể pha vào 1 tấn thức ăn gia súc.

Vì một con heo tăng trọng 2 kg mỗi ngày, nên có thể ăn 6 kg thức ăn (tỷ lệ tăng trọng = 1:3), nghĩa là ăn phải 6g (=6.000mg) clenbuterol.
Liều điều trị cho một người (khoảng 50-60 kg) không thể vượt quá 200 mcg = 0,2 mg, nên lượng chất trên cho phép trong con heo nặng khoảng 100kg là: 2*0,2 = 0,4 mg.

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!

Vì vậy lượng clenbuterol mà lợn ăn vào một ngày cao hơn lượng cho phép là: 6000mg/0,4 = 15.000 lần. Nếu heo được vỗ nạc trong 13 ngày (trước 15 ngày phải bán), thì dư lượng clenbuterol cao so với lượng cho phép là: 15.000 * 13 = 195.000 lần. Quá khủng khiếp!

Đối với gia súc như lợn, con vật khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa tháng là phải giết mổ. Khi ăn phải thịt nhiễm salbutamol, chất độc này hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa và lượng salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì cơ thể sẽ hấp thu bấy nhiêu.

Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Nếu người ăn có tồn dư hai chất cấm salbutamol và clentuberol lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

Cách nhận biết thịt có chất tạo nạc

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nếu nhìn bằng mắt thường thì rất khó phân biệt thịt lợn được nuôi bằng thức ăn tạo nạc và thịt nạc bình thường.

Để biết thịt lợn nào bị nhiễm chất tạo nạc thì phải lấy mẫu thịt để kiểm tra, phân tích mới có thể đưa ra kết luận chắc chắn. Tuy nhiên, người dân nên tránh những loại thịt lợn có phần nạc màu đỏ giống thịt bò.

Sau đây là 4 đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất theo các chuyên gia Cục Chăn nuôi:

1. Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt: Nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh: Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi chỉ dày đến 1 cm (thông thường khoảng 0,4 cm), trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2 cm

Chất tạo nạc Clenbuterol trong thịt lợn vượt ngưỡng 195.000 lần!

2. Nhìn màu sắc: Thịt lợn chứa các chất độc Ractophamine và Clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.

3. Xem độ đàn hồi: Thái miếng thịt ra dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn thì rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

4. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ: Nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.

Người tiêu dùng hãy luôn sáng suốt và thông minh để lựa chọn thịt tươi ngon, chất lượng để gia đình luôn có những bữa ăn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng.

 

Nguồn: Soha - tieudung24g.net

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.45702 sec| 807.617 kb